Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

VĨNH PHÚC – TRONG THƠ CAO BÁ QUÁT

VĨNH PHÚC – TRONG THƠ CAO BÁ QUÁT

LÊ KIM THUYÊN

Sưu tầm , dịch và chú thích

Trong kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội hiện có bản sách đề là “Cao Chu Thần thi tập高周臣詩集 là văn bản chép tay, mang kí hiệu A. 299 là tập thơ của Cao Bá Quát 高伯适, trong đó chữ Chu Thần là bút danh của ông.
 Cao Bá Quát (1809-1854), tên hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Quê quán làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông là danh sĩ nước Nam đời vua Tự Đức triều Nguyễn, thường được đương thời suy tôn là “Thánh Quát”. Ông thường đi chu du nhiều nơi, mượn rượu làm bầu bạn trên đường.
Trong tập có 3 bài thơ họ Cao viết về các nơi thuộc tỉnh Vĩnh Phúc mà ông đã đến. Đó là các bài:
1. Vĩnh Tường thành đồng Trần Cung Trọng dạ túc.
 (Cùng Trần Cung Trọng (?) nghỉ lại đêm trong thành Vĩnh Tường)
2. Đồng Minh Trọng du Tích Sơn tự đề bích.
 (Cùng Minh Trọng (?) vào chơi chùa Tích Sơn (có bài thơ) đề lên vách)
3. Tam Dương đông lâu bát vịnh đồng Minh Trọng tác.
 (Tám khúc vịnh về ngôi lầu phía đông huyện Tam Dương cùng viết với Minh Trọng (?)). Ý là 8 khúc vịnh về núi Tam Đảo ví như ngôi lầu ở về phía đông huyện Tam Dương. Thổ lộ rõ tâm sự của ông: Ung dung tự tại khi nghỉ lại đêm trong thành phủ Vĩnh Tường với tư cách là một vị quan trong nội hạt tỉnh đi kinh lí; Khi thư thái vào vãng cảnh chùa Tích Sơn (tức là “Ngũ Phúc tự” lúc này đang còn tọa lạc trong khuôn viên khu công sở Tỉnh Ủy Vĩnh Phúc hiện nay); Cũng như hăm hở leo đèo lội suối lên chùa Tây Thiên trên lưng chừng ngọn Thạch Bàn trong dãy Tam Đảo uống rượu làm thơ, dãi bày tâm sự.
Đây hẳn là những bài thơ viết khi ông làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây từ sau năm 1854, nhân những lần ông đi công cán sang phía đông, tức là miền đất phủ Tam Đái xưa, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Trong đề bài ông có nhắc đến một người nữa là Cung Trọng hoặc Minh Trọng (chắc là một người trong cùng đoàn), nhưng chưa rõ là ai.
Xem nội dung từng bài, có thể xác định được đường đi của danh sĩ họ Cao, trước hết là từ địa hạt Sơn Tây, thủ phủ của phủ Quốc Oai (ở 2 xã  Hoàng Xá và Thạch Thán huyện Yên Sơn), rồi đến thành phủ Vĩnh Tường ở 3 xã Bồ Diền, Huy Ngạc và Yên Nhiên huyện Bạch Hạc – nay là thị trần huyện lị huyện Vĩnh Tường. Vào vãng cảnh chùa Tích Sơn ở xã Tích Sơn vốn xưa là thành phủ Đoan Hùng, năm Gia Long thứ 7 (năm 1808) dùng làm lị sở huyện Tam Dương – nay là khu cơ quan Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc. Rồi mới lên núi Tam Đảo (ngọn Thạch Bàn), ung dung ngồi uống rượu và làm thơ ở chùa Tây Thiên.
Dưới đây là toàn tác phẩm của ông viết về Vĩnh Phúc.
 Bài 1.                                
                                                 永祥城同陳恭仲夜宿
觀君為正處
切切為民謀
每及人家事
能無世道憂
簿書藏傲使
文酒托名流
風月談心夜
寧忘印下遊
Phiên âm:

VĨNH TƯỜNG THÀNH ĐỒNG TRẦN CUNG TRỌNG DẠ TÚC
Quan Quân vi chính sứ
Thiết thiết vị dân mưu
Mỗi cập nhân gia sự
Năng vô thế đạo ưu
Bạc thư tàng ngao sứ
Văn tửu thác danh lưu
Phong nguyệt đàm tâm dạ
                               Ninh vong ấn hạ du.
Dịch:
                              Nhìn quan đầu phủ mải mê công việc  
                             Đều là lo làm vì dân
                             Mỗi khi nhà ai có việc
                             Không thể  không cùng lo  việc đời
                             Thư mỏng rong ruổi chứa
                             Rượu văn để đời sau
                             Gió trăng trong đêm truyện
                             Còn mất đất cửa sông.
Bài 2.
              同明仲遊錫山寺題壁
島嶺西成片片龍
天然秀出小孤峰
潭開江勢環三面
山抱村居鬱幾重
冀色半欄橫翠幛
濤聲一枕落寒松
醉遊不覽懷蒲藹
度盡闍黎百八鍾
Phiên âm:

ĐỒNG MINH TRỌNG DU TÍCH SƠN TỰ ĐỀ BÍCH
Đảo lĩnh tây thành phiến phiến long
Thiên nhiên tú xuất tiểu cô phong1
Đàm2 khai giang thế hoàn tam diện
Sơn Bão3 thôn cư uất kỉ trùng
Dị sắc bán lan hoành thúy chướng
Trừng thanh nhất chẩm lạc hàn tùng
Túy du bất lãm hoài bồ ái4
Độ tận đồ lê bách bát5 chung.  
 Dịch:
                             Tay long lớp lớp cuối đảo tây
                             Một đỉnh nhỏ nhoi mạch của trời
                             Ba mặt đầm vây, sông ở lối
                             Trùng trùng đông đúc, núi ôm vây
                             Chướng thúy cận kề lan nửa sắc
                             Tùng đơn lay động sóng vang  dầy
                             Cỏ bồ đâu thấy, say tràn giấc
                             Chuông chùa “bách bát” thả hồn bay.
Chú thích:
1. Chỉ đỉnh đồi Yên Sơn.
2. Đàm : Đầm, chỉ đầm Vạc.
3. Sơn Bão: Núi vây, sau thành địa danh một làng, Làng “Bảo Sơn “ phường Liên Bảo ngày nay.
4. Bồ: Loại cỏ bồ, cỏ lác. Người dân các làng quanh vùng thường khai thác làm “chồm” để nung ra sản phẩm nồi đát.
5. Bát bách; 108. Chuông chùa mỗi chiều thu không thường rung lên 108 tiếng. Vì theo quan niệm xưa trời có 4 phương; Đất có 9 phương, Phật có 3 đời: Tam thế (3 đời), quá khư, hiện tại và vị lai, đủ cho “tam tài” Thiên, Địa, Nhân. Bởi vậy đi lễ Phật là đi cầu nguyện cho 4 phương trời, 9 phương đất, chư Phật 10 phương.
Bài 3.
 三陽東樓八詠同明仲作

        最 高 樓 上 獨 憑 欄
                                                日 夕 含  杯 不 厭 看
                                                地 控 三 邊 橫 一 帶
                                                山 連 七 縣 鬱 千 盤

風 流 東 路 古 靈 山
歸 去 名 山 定 幾 年
九 曲 回 溪 山 百 轉
獨 高 峰 半 是 西 天

雲 谷 霞 楊 古 戰場
百 年 遺 恨 失 英 雄
獨 尊 山 上 今 憑 吊
指 顧 猶 生 萬 壑 風

當 樓 高 見 魯 丁 山
俠 骨 猶 聞 寄 碧 蠻
海 內 即 今 無 戰 塿
剩 留 英 氣 在 人 間

   泊 潭 勢 合 德 江 東
  千 頃 澄 波 遠 接 空
   平 楚 倉 倉 秋 一 色
   醉 遊 人 在 鏵 圖 中

                                                  高高蘭 若 隱 中 峰
   溝 揪 微 蛮 見 遠 松
    記 得 與 君 賞 月 夜
    巂 壺 來 聽 錫 山 鍾

    為 政 風 流 載 路 傳
    四 民 歌 舞 太 平 天
            要 知 控 禦 真 長 策
   記 取 東 亭 啓 宇 年

    澄 潭 瀉 地 島 連 雲
    如 此 江 山 付 與 君
    試 上 大 成 亭 上 望
    他 年 誰 賞 菊 堂 文.
 高 朱 臣 詩 集. (Bản A. 299)

TAM DƯƠNG ĐÔNG LÂU BÁT VỊNH ĐỒNG MINH TRỌNG TÁC.

          Phiên âm:
Tối cao lâu thượng độc bằng lan
Nhật tịch hàm bôi bất yếm khan
Địa khống tam biên hoành nhất đái
Sơn liên thất huyện uất thiên bàn.

Phong lưu Đông Lộ1 (xã danh) cổ linh sơn
Quy khứ danh sơn định kỉ niên
Cửu khúc2  hồi khê sơn bách chuyển
Độc cao phong bán thị Tây Thiên.

Vân Cốc3, Hà Dương4 cổ chiến trường
Bách niên di hận thất anh hùng
Độc Tôn5 sơn thượng kim bằng điếu
Chỉ cố do sinh vạn hác phong.

Đương lâu cao kiến Lỗ Đinh Sơn6
Hiệp cốt do văn kí bích man
Hải nội tức kim vô chiến lũy
Thặng lưu anh khí tại nhân gian.

Bạc đàm thế hợp Đức Giang7 đông
Thiên khoảnh trừng ba viễn tiếp không
Bình sở thương thương thu nhất sắc
Túy du nhân tại họa đồ trung

Cao cao lan nhược ẩn trung phong
Câu thủy vi mang kiến viễn tùng
Kí đắc dữ Quân thưởng nguyệt dạ
Huề hồ lai thính Tích Sơn chung.

Vi chính phong lưu tải lộ truyền
Tứ dân ca vũ thái bình thiên
Yếu tri khống nghị chân trường sách
Kí thủ Đông Đình khải vũ niên

Trừng đàm tả địa Đảo liên vân
Như thử giang sơn phó dữ Quân
Thí thướng đại thành đình Thượng vọng
Tha niên thùy thưởng Cúc Đường văn.
             
Dịch: 
Lầu Đông cao ngất với một mình
Rượu uống say tràn tối chẳng kinh
Dưới lũng ba bề non một dải
Liền trong bảy huyện ngổn ngang trông.

Kìa thôn Đông Lộ núi xưa thiêng
Trải bấy năm rồi tiếng vẫn linh
Chín suối chầu về trăm núi lượn
Chừng cao nửa ngọn ấy Tây Thiên.

Vân Cốc, Hà Dương cổ chiến trường
Trăm năm để mối hận anh hùng
Độc Tôn nền cũ nay còn nhớ
Gió lùa hang lạnh cõi mông lung

Trên lầu vọng thấy Lỗ Đinh Sơn
Xương trắng ẩn vào vách đá xanh
Đâu rồi chiến lũy xưa dấu ấy
Mà hồn vang vọng giữa nhân gian.

Đức giang, Đầm Bạc (Vạc) hợp về đông
Sóng dồi nghìn ngọn tiếp tầng không
Đồng vắng sắc thu rầu một mối
Say mềm trong họa có ai không?

Lan nhỏ đỉnh non nửa dấu mình
Ấp e suối nhỏ quãng rừng tùng
Giá được cùng “Quân” ngồi thưởng nguyệt
Vơi đầy chùa Tích tiếng chuông ngân.

Đường rộng đang như gặp gỡ nhiều
Người người hát múa khúc bình yên
Nếu được luận bàn nên kế sách
Đông Đình ghi trọn tiến dâng lên

Mây đảo liền kề đẹp đẽ thay
Giang sơn như vậy gửi ai đây?
Đại thành tập ấy sao cho thấu
Năm nào ai đọc Cúc Đường hay?
Chú thích:
1. Đông Lộ: Nay là thôn Đông Lộ xã Đại Đình huyện Tam Đảo.
2. Cửu khúc: 9 khúc suối phải qua ki đến Tây Thiên là Suối Võng, suối Cầu Tre  ở xã Hồ Sơn; Suối đền Cả xã Tam Quan; Suối Sơn Đình; Suối Chùa Rọ sau đền Thỏng; Suối Đá Liền; Suối Đôi (còn gọi là Suối Tối); Suối Trường Sinh và suối Giải Oan.
3 & 4:  Vân Cốc, Hà Dương: các địa danh trước núi thuộc huyện Yên Lạc
5. Độc Tôn: Tên núi trước dãy Tam Đảo.
6. Lỗ Đinh Sơn: Truyện về 7 anh em họ Lỗ đánh giặc Mông Cổ năm 1258 khi mất thờ ở núi Đanh. Vì thê núi Đanh còn có tên là Đinh Sơn.
7. Sông  Nguyệt Đức: Còn gọi là sông Cà Lồ, chảy trong nội hạt Vĩnh Phúc.