Trong các sự kiện được đi vào huyền tích của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn do Bình Định vương Lê Lợi khởi xướng năm 1418, có huyền tích về “Bình
Ngô sách” của Nguyễn Trãi và “Thanh thần kiếm” của Trần Nguyên Hãn ứng với câu
ngạn ngữ trong dân gian truyền về sau “Tả tướng Gốm”, “Hữu tư Đăm” là hay nhất.
Nhiều học giả đã viết hoặc đã bàn về các huyền tích này. Tôi muốn nhắc đến
thanh gươm “Thuận thiên” của Bình Định vương Lê Lợi mà về sau gắn với sự “Hoàn
kiếm” của Lê Hoàng đế trên hồ Lục Thủy (tên gọi trước của Hoàn Kiếm hồ ngày
nay).
Đầu
tiên là trong sách “Lam Sơn thực lục” do Nguyễn Trãi soạn, rồi đến sách “Đại Việt
thông sử” của Lê Quý Đôn đều có chép là thanh gươm của Lê Thận (Đặng Thận)
người làng Mục Sơn Thanh Hóa đi kéo cá trên sông Lam, cá chẳng được, chỉ được
một thanh sắt dài. Đêm tối có phát ra ánh sáng. Khi Đặng Thận tiến dâng cho Lê
Lợi đã trở thành “Gươm Thuận thiên”: Thuận theo lòng trời. Huyền tích tưởng chỉ
có thế, bởi sách sử đã có ghi và lòng người từ hơn 600 năm nay vẫn tưởng là như
thế. Song, trong ngày hội thảo Khoa học cấp nhà nước về thân thế và sự nghiệp
của Tả tướng quốc tổ chức tại huyện đường của UBND huyện Lập Thạch, các đại
biểu về viếng di tích Trần Nguyên Hãn ở Sơn Đông, chứng kiến cảnh trời mây nước
ở nơi có: Ghềnh Đông Hồ nước chảy đá trơ trơ Đền tả tướng rộng thu vầng chính
khí. Và đọc các bài thơ đề viếng của các vị tiên hiền “đề bích” (đề lên tường)
trong di tích như câu của TS Nho học đời vua Tự Đức Nguyễn Văn Tính :
月影藍山天子劍
“Nguyệt ảnh Lam Sơn Thiên tử kiếm”,
Câu của
vị tiền bối khác:
片石長留寶劍寒
“Phiến thạch trường lưu bảo kiếm hàn”
thì lại là cuộc gần như hành hương trở về với
thời “Anh” thanh niên Trần Nguyên Hãn mài gươm nuôi chí năm nào.
Truyện kể rằng: Trong thời kì giặc Ngô (Minh) thống trị nước
ta, Trần Nguyên Hãn mới bước vào tuổi thanh niên. Vì nhà nghèo (Cha mẹ lên khai
hoang lập trại ở địa đầu ấp Đông Sơn) nên Trần Nguyên Hãn vẫn ngày ngày cày
cuốc ở nương Gò Rạch 塸 澤. Trong một lần Trần Nguyên Hãn cày bật lên
được một thanh sắt dài tựa như lưỡi gươm. Ông mang về nhà mài, thấy sắc bén nên
cất đi vào chỗ kín. Đêm đêm thấy có ánh sáng lạ từ chỗ ấy phát ra nên càng nên
biết là vật quý, mới tường đêm dem ra mài ở hòn đấ lớn bên bờ Ao Son, cạnh
đường vào nhà, tức là con đường đi vào đền tả tướng quốc ngày nay. Gươm mài
trong 10 năm, hòn đá có vết lõm dài đến 40 cm do công sức của người mài, cộng
với lòng yêu nước “Luôn nuôi chí cứu đời giúp dân” (Đại Việt thông sử). Và
thanh gươm vẫn được hàng ngày mang theo bên mình, hoặc để trong chiếc đòn ống
gánh dầu dọc đi bán. Nay thì chợ Gốm, mai chọ Bồ Sao, chợ Bạch Hạc Và cũng nhân
tình cờ mà có bữa cơm ăn con trai trai trên nhà bè của ông lão ngư dân thiết
đãi ở cửa sông Đáy (Để Giang 底 江). Thanh gươm được hoàn chỉnh bởi một cái
chuôi gỗ được ông nhà bè cho gắn vào như là sự thiên tạo. Tình tiết cũng giống
như gươm của Đặng Thận, khi đã tra chuôi vào thì không bao giờ còn rút ra được
nữa. Phải chăng đây là ý trời hay thuận lòng người mà cái ý chí không thay đổi
“cứu đời giúp dân” đã cố định.
Đá mài gươm nay đặt trong lăng |
Trần Nguyên Hãn mài gươm! Đó là một sự
kiện có thật. Sự thật là còn hòn đá mài gươm đây, và sâu lắng với thời gian,
trở thành đề tài của thơ ca người Sơn Đông, trở thành một thần tượng tâm linh.
Di tích Sơn Đông phiến đá thờ. Khiến người qua đó trạnh niềm mơ. Xưa in nước
biếc lung linh bóng Nay ánh gươm thiêng phẳng lặng tò. Đạp đát tiếng thơn lưu
vẻ quý Vá trời cơ nghiệp lắng hồn thơ Kiếm mài sáng tỏ công phò chủ Mở mặt non
sông hiệu trống cờ. Vũ Đình Nguyên, Quan Tử. Trần Nguyên Hãn tuy có cuộc sống dan
dã thời ấu thơ và trưởng thành trong chuân chiên của cuộc chiến tranh ái quốc,
nhưng chính ông lại có nguồn gốc lá ngọc cành vàng. Tổ 04 đời của ông là cụ
Trần Nguyên Đán là quan tể tướng dười triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372). Là
chắt 07 đời của Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải. Cụ Trần Quang Khải từng
được vua cha Trần Thái Tông ban cho một thanh kiếm và một lá cờ trở thành nhân
vật kiệt xuất đầu nhà Trần vơi hai câu tán tụng:
一代功名天下有
兩朝忠孝世間無
Nhất đại công danh thiên hạ hữu
Lưỡng triều trung hiếu thế gian vô.
“Lưỡng triều” là trìều của vua Thái Tông và Nhân Tông. Thanh
gươm ấy cùng vung lên trong các cuộc đại chiến Chương Dương, Hàm Tử nay lại trở
thành gươm báu truyền gia qua 06 lần người đời đến tay Trần Nguyên Hãn như một
định mệnh: Gươm giời cho để phò vua cúu nước, ứng với câu sấm: “ Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần,
Tả tướng Gốm”. Từ một hiện thực, tình tiết về thanh gươm đã trở nên huyền
thoại, rồi đi vào huyền tích trở thành gươm “Thuận thiên” 順 天. Để
đến thế kỷ thứ 19 trên đường xuất bôn “Cần vương”, ông Tôn Thất Thuyết vẫn mộng
mơ có được thanh gươm như thế. Ông đã lên đền Tả tướng ngủ một đêm cầu mộng và
rồi đổi lấy gươm thần mang đi. Và cả ông Xứ Nhu nưa cũng đã đến đền để nằm mộng:
清 夜 有 神 難 佐 夢
Thanh dạ hữu thần nan tá mộng
猩 終 無 劍 易 平 吳
Tinh chung vô kiếm dị bình Ngô…
Nghĩa:
Đêm thanh thần mộng khó vô cùng.
Bình Ngô không kiếm dễ không chừng…
Thanh
gươm và đá mài gươm trở thành đề tài của một đôi câu đối và bài thơ do một vị
quan đầu tỉnh về thăm rồi đề ở đền:
拔 劍 斬 天 橋 南 國 山 河 終 不 改
下 車 拜 靈 廟 東 山 秀 袞 儼 如 存
Phiên
âm.
Bạt kiếm trảm thiên kiều, Nam quốc sơn hà trung bất cải.
Hạ xa
bái linh miếu Đông Sơn tú cổn vẫn như tồn.
Nghĩa:
Tuốt
gươm chém “cầu giời”, sông núi nước Nam không thay đổi.
Xuống xe vái miếu thiêng, Đông Sơn mũ đẹp vẫn
như còn.
Và,
片石長留寶劍寒 Phiến thạch trường lưu bảo
kiếm hàn.
藍山雲樹草花間 Lam Sơn vân thụ thảo hoa gian.
滔滔逝水波逃靜 Thao thao thệ thủy ba đào
tĩnh.
泛泛孤舟事業閒 Phiếm phiếm cô chu sự nghiệp
nhàn.
忠烈一心經北寇 Trung liệt nhất tâm kinh bắc
khấu.
雄威萬古鎮東山 Hùng uy vạn cổ trấn Đông Sơn.
丈頭蔾火經恢領 Trượng đầu lê hỏa kinh khôi
lãnh.
依舊山河永不刊 Y cựu sơn hà vĩnh bất san.
劂名 Khuyết danh.
Tạm
dịch:
"Đá còn gươm báu chẳng còn.
Núi Lam cây cỏ muôn vàn tốt tươi
Ầo ào nước chảy về xuôi
Con thuyền thấp thoáng cảnh chơi nhẹ nhàng.
Lòng trung để giặc bàng hoàng
Hùng uy muôn thuở Đông Sơn vẫn còn.
Gậy lê ngọm lửa đã tàn.
Giang sơn sau trước vẹn tòn giang sơn."
Tôi cứ tự hỏi nếu là gươm “Thuận thiên” của vua Lê thì đã có
hồ Hoàn Kiếm minh chứng rằng nhà vua đã trả lại gươm cho đất trời, còn thanh
gươm ấy nếu là phải của Trần Nguyên Hãn dâng nhà vua thì đâu có còn nữa? Vậy
thì chỉ có bến Đông Hồ mới là nơi minh chứng cho rằng gươm kia là của ai, còn
hay mất, ở giây phút cuối cùng trên con thuyền về Đông Đô theo lệnh của nhà
vua. Chỉ có hòn đá mài gươm bên bờ Ao Son 泑 崙 thì
vẫn còn ở Sơn Đông cũng như hồ Hoàn Kiếm vẫn hiện diện ở thủ đô Hà Nội mới là
những vật chứng của một thời kỳ lịch sử hào hùng đã qua đi rồi mà vẫn như đang
còn trước mắt.
Tháng
03 năm 2013.