ĐỀN CÔ TÂY THIÊN
Lê Kim Thuyên
Qua
ngôi đền Cậu, cứ thế tiếp tục cuộc hành trình thêm khoảng chừng 02 cây số đường
núi nữa là tới ngôi đền có từ danh là “đền Cô”.
Cũng như ngôi đền Cậu, đền Cô
xuất hiện từ bao giờ, chưa một ai dám đoán định. Và sao ngôi đền Cô lại toạ lạc
ngay trên bờ khúc suối với cái tên đầy cởỉ mở “suối Giải oan” lại là một sự bí ẩn.
Khúc suối cũng lại có tên nhà Phật “Bát Nhã tuyền” (suối Bát Nhã), tên một bộ
kinh nhà Phật ( kinh Bát Nhã) nghĩa là “trí tuệ”. Theo nhà Phật, trí tuệ có hai
loại hỗ trợ nhau và bổ sung cho nhau:
Văn tuệ: Nghĩa là nhờ nghe
nhiều, học nhiều mà có trí tuệ ( sự hiểu biết thông minh linh lợi).
Tư tuệ: Nghĩa là nhờ suy nghĩ
nhiều, thực hành nhiều, tu tập nhiều mà có trí tuệ. Ý nghĩa về sự trải nghiệm,
thực hành.
Ngôi đền Cô xuất hiện như thế
ở nơi có thể gọi là “ rừng sâu nước thẳm” hẳn như muốn nhắc nhở cõi thế gian điều
gi trước khi lên trình nơi cửa Mẫu?
Phải chăng là rũ bỏ mọi ưu tư,
phiền não, tranh cạnh nơi trần thế để về ngả vai vào lòng Mẹ mà yên hưởng sự yên
tĩnh thư thái tâm hồn?
Bước chân đến đền Cô là kết
thúc một hành trình lội suối mà ở thế kỉ 19 nhà thơ Cao Bá Quát từng vượt qua để
lên Tây Thiên có câu miêu tả “ Cửu khúc hồi khê” ( chín khúc suối chảy về). Chín
khúc suối ấy bắt đầu tính từ xã Hồ Sơn, nơi cửa ngõ rẽ vào Tây Thiên, Gồm có:
Suối Võng
Suối Cầu Tre thuộc xã Hồ Sơn.
Suối Đầm Cả Suối ở phía sau ngôi đền Đầm Cả, nay đang
có biển lầm đề là Đền Trình, thuộc xã Tam Quan.
Suối Sơn Đình
Suối Chùa Rọ Suối ở sau đền Thỏng.
Suối Đá Liền
Suối Đôi ( tức Suối Tối)
Suối Trường Sinh và
Suối Giải Oan. Đều thuộc xã Đại Đình.
Cũng như đền Cậu, ngôi đền Cô
trong hệ thống Mẫu Tây Thiên là sự tích hợp văn hoá “âm – dương” trong hệ thông
Mẫu Thần gắn với tín ngưỡng dân gian phồn thực của sự sinh nở. Đó là sự kết hợp
hài hoà trong tâm linh, với tư duy triết học sơ khai phối cảnh với môi trưòng
sinh thái. Để rồi có tâm thức dân gian, Cô là con nhà Giời toạ lạc ở đây để cùng
cứu dân, giúp nước.
Ngày nay, ngôi đến được xây dựng
lại khang trang, tôn nghiêm. và có tên là đền Cô Bé với nội dung thờ tự không còn
giống như thuả ban đầu.
Trong đền có bức hoành phi 04
chữ “Tứ Phủ Thánh Cô” tức
là các hàng cô thánh trong hệ Mẫu Tứ Phủ.
Có tất cả 12 Cô cho bồn phủ,
là phủ Thượng Thiên, Phủ Thượng Ngàn (Nhạc phủ), phủ Thoải (Thoải Phủ), và phủ Địa
(Địa Phủ) trong thiết chế về hàng “Cô” của hệ Mẫu Tứ Phủ. Đó là sự thờ cúng công
đồng về hàng các Cô. Có tất cả 12 vị thuộc hàng Cô như sau:
Cô Cả: Cô thứ nhất hàng cô
thuộc Thiên phủ. Gọi là Cô Đệ Nhất Thượng Thiên, Cô không về đồng.
Cô Đôi : Cô thứ hai trong hàng
cô thuộc Nhạc phủ. Còn gọi là Cô Đôi Cam Đường, vì cô có đền thờ ở Cam Đường tỉnh Lào Cai. Cô là nhân thần, quê làng Đình Bảng
tỉnh Bắc Ninh, nhưng lại hiển thánh ở Cam Đường. Khi về đồng thường diễn động tác
đi chợ, buôn bán.
Cô Bơ: Cô thứ ba thuộc Thoải
phủ. Y phục mầu trắng. Khi về đồng có động tác chèo đò bằng hai mái dầm. ( Khác
chúa Thoải chèo đò bằng một mái dầm).
Cô Tư: Hầu hạ trong cung, không
về đồng.
Cô Năm: Ít được nhắc đến.
Cô Sáu: Thuộc Lục cung, nhưng
kém Chầu Lục một bậc. Khi về đồng có động tác múa mồi, phát lộc hoa quả.
Cô Bảy: Ít nhắc đến.
Cô Tám: Ít nhắc đến.
Cô Chín: Còn gọi là cô Chín
Giếng. Đền thờ cô gọi là “ Cửu Tỉnh Linh Từ” (đền thiêng chín giếng). Về cô Chín
còn có nhiều hình tượng như
Cô
Chín Thiên hoặc cô Chín Sòng thuộc Thiên phủ.
Cô
Chín Ngàn hoặc cô Chín Thượng thuộc Nhạc phủ.
Cô
Chín Thoải thuộc Thoải phủ.
Cô
Chín Sòng, thờ ở đền Sòng tỉnh Thanh Hoá, Cô là hiện thân của bà công chúa Liễu
Hạnh.
Trước cổng đền Thượng Tây Thiên
cũng mới có ngôi đền Cô Chín là do những năm gần đây những người phụng sự ở nhà
đền đã rước chân nhang từ đền Sòng về lập đền thờ. Thêm lên một thờ tự về Mẫu Tứ
Phủ.
Cô Mười: Thờ ở Đồng Mỏ tỉnh Lạng
Sơn.
Cô 11: Không rõ ràng.
Cô 12: Còn gọi Cô Bé. Về đồng
cô diễn động tác phát nương làm rẫy.Giá đồng về Cô,cung văn thường hát có câu:
Khăn
xanh áo lá xiêm vàng
Cổ
tay vòng bạc, vai cô mang nón buồm.
Cô
Bé Thượng Ngàn, cô đeo nhẫn bạc kim cương.
Cô
về đồng Cô phát rẫy làm nương
Phát từ Tam Đảo Cô phát sang Thạch Bàn.
Gánh thóc cô tra mộ, phát nương cô trồng chè.
Ai
lên Thác bạc đèo mây
Thác
Tiên đào thắm đắm say lòng người….
Có tất cả là 05 Cô Bé:
Cô Bé Suối Ngang. Thuộc Nhạc
phủ.
Cô Bé Thác Bờ. Thuộc Thoải phủ.
Cô Bé Thoải. Thuộc Thoải phủ.
Cô Bé Đông Cuông. Thuộc Nhạc
phủ.
Cô Bé Đen, tức Cô Bé Sóc. Thuộc
Nhạc phủ.
Từ danh đền Cô Bé Tây Thiên của
“Tứ Phủ Thánh Cô” 四
府 聖 姑có thể hiểu ra là Cô
Bé Đông Cuông hay Cô Bé Thượng Ngàn thuộc về Nhạc phủ.
Nói chung các giá đồng Cô, đều
thuộc phần hầu vui, tản lộc, nên cuộc sống thần và cuộc đời thực gần như hoà mục
gần gũi.
Không những thế, khi về đồng
các Cô ban phát rất nhiều lộc. Đầy những mâm hoa quả, gìành cho người trần, đợi
người trần.m Bởi vậy mới thành một tư duy nơi cửa điện Mẫu “ Một miếng lộc Thánh
bằng gánh lộc trần”.Có câu ca:
Muốn ăn
lộc hái thì về cửa Cô.
Cửa Cô hái ra lộc “tiền tươi,
quả chín” đầy ắp cho thế gian.
Sự khang trang của nhà đền
còn được điểm tô bằng các đôi câu đối mới đưa vào trong đợt xây dựng lại. Như
những câu:
Nhật
nguyệt quang minh 日
月 光 明
Thập
phương cảm ứng. 十 方 感 應
Nghĩa là:
Đêm
ngày sáng soi
Mười
phương nhận biết.
Vạn
cổ vinh quang diên thánh điện
Thiên
thu huệ trạch phúc dân anh.
萬 古 榮 光 延 聖 殿
千 秋 惠 澤 福 民 英
Nghĩa là:
Vạn
xưa nơi đây vẫn vẻ vang nơi thánh ngự
Nghìn
năm ơn sâu để lại, vận may tốt đẹp cho dân.
Ngoài cổng, trên các cột trụ
cũng có câu đối. Như câu:
Tam
Đảo Tây Thiên Bát Nhã tuyền
Vạn
cổ sơn hà lưu thánh địa.
Là để chỉ vị trí ngôi đền ở
vào khu vức suối Bát Nhã, nơi mang tên bộ kinh lớn của nhà Phật Kinh Bát Nhã,
nghĩa là “trí tuệ”.
Cùng có đôi câu đối chữ Nôm:
Chín tầng nhật nguyệt rạng
rỡ
Linh điện bốn mùa đổi mới
Vừa như ngợi ca, vừa như mong
ước, cầu nguyện.
Sơn
Đông năm 2013.
Bài viết hay quá.
Trả lờiXóaBài viết hay quá.
Trả lờiXóa