THAM LUẬN
Đọc tại đại hội Hội
Khoa học Lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc
Lần thứ II. Năm 2014
---------------
LÊ KIM THUYÊN
Hội KH-LS tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 13 tháng 11 năm 2009, tính
đến nay là vừa được đủ 5 năm. Mọi công việc mới chỉ như bắt đầu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng vui mừng vì Ban lãnh đạo của Hội cũng đã xuất
bản được 10 số báo “Xưa – Nay”, là tờ báo ngôn luận của Hội, chứa đựng sức sống
của Hội, phản ánh những thông tin về mọi sinh hoạt của Hội.
Từ những thông tin này, mà hôm nay đứng trước đại hội, tôi đề đạt 3
nguyên vọng của riêng tôi, mong được đại hội chấp thuận đưa vào chương trình
công tác chung.
1. Đổi đặt lại tên sông Đáy.
Con sông này là một trong 4 sông chảy trong nội hạt tỉnh (s. Hồng, s. Lô, s.Cà Lồ = Nguyệt Đức, s.Đáy)
từ năm 1933 mang danh là “Phó Đáy” là do viên công sứ tỉnh Vĩnh Yên (từ tháng 8 năm 1931 đến tháng 4 năm 1933)
người Pháp tên là Lotzer đặt ra khi ông ta viết cuốn sách “Địa chí tỉnh Vĩnh
Yên” (Monographie de la province de Vinh
Yen), xuất bản ở Hà Nội. Trong sách ông Lotzer đặt tên sông là “Phó Đáy”,
là để tránh tên sông Đáy của tỉnh Sơn Tây do nhóm các tác giả viết sách “Địa dư
các tỉnh Bắc Kì” xuất bản năm 1930 đặt
ra trong phong trào viết lại địa chí các tỉnh để dậy trong các trường Pháp Việt
do người Pháp đặt ra ở xứ thuộc địa Bắc Kỳ. Do họ đã kéo ngược con sông Đáy từ
cửa Đáy của tỉnh Ninh Bình, qua sông Nhuệ, tới sông Hát giang tới tận cửa Hát
(Hát Môn) thuộc huyện Phúc Thọ, đặt làm “Sông Đáy”, làm mất địa danh dòng sông
Hát đã đi vào lịch sử hào hùng chống xâm lăng thời Hai Bà Trưng; Đồng thời cũng
làm mất đi tên Sông Đáy của tỉnh Vĩnh Phúc vốn có tên từ thế kỷ 18 chép trong
tác phẩm “Kiến văn tiểu lục”của nhà bác học Lê Quý Đôn, tồn tại suốt trên 2 thế
kỉ chép trong các bộ sách địa chí lớn của Việt Nam đời xưa như “Đại Nam nhất
thống chi”, “Đồng Khánh địa dư chí”, cùng các sách địa phương chí như “Sơn Tây
tỉnh chí”, “Vĩnh Yên phong thổ ký”, “Vĩnh Tường phủ địa dư chí”….
Hôm nay đông đủ các đồng chí Hội viên, tôi đề nghị Hội ta có văn bản khoa
học báo cáo cơ quan TW, HĐND, UBND, MTTQVN tỉnh Vĩnh Phúc cho đổi tên sông trở
về như trong truyền thống là sông Đáy (底江 Để giang), phù
hợp với các thư tịch đang hiện còn ở các di tích đã đi vào tâm linh làng xã 2 bờ
sông, cũng là phù hợp với tinh thần bảo tồn các giá trị văn hóa đích thực của
dân tộc. Như ngày 18
tháng 8 năm 1949, bác Hồ viết bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy, chứng tỏ địa
danh sông Đáy vẫn thường dùng. Năm 1954 vẫn xuất hiện trong bài thơ Việt Bắc
của nhà thơ Tố Hữu:
…Nhớ
từng bản khói mù sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Đáy, Suối Lê vơi đầy….
Ngòi Thia ở phía nam xã Tân Trào thì
vẫn còn hiện hữu, tại bến Thia thôn Tân
Lập (tên mới đặt của làng Kim Long) xã Tân Trào huyên Sơn Dương; Tỉnh Tuyên
Quang đã cho dựng bia ghi nhận sự tích Cụ Hồ Chí Minh đi mảng qua sông Đáy vào làng Kim Long hoạt động Cách mạng ngày 21
tháng 5 năm 1945. Suối Lê tức suối Lê Nin, địa danh do cụ
Nguyễn Ái Quốc đặt cho một con suối chay lượn vòng dưới chân một ngọn núi cũng
do cụ Nguyễn đặt tên là núi Các Mác, địa điểm cạnh hang Pác Bó thuộc tỉnh Cao
Bằng, nơi Cụ trở về nước hoạt động cách
mạng ngày 02 năm 1941 sau 30 năm bôn ba hải ngoại.
Cũng xin trình bầy thêm: Tên
sông “phó đáy” là không chuẩn về văn pham tiếng Việt. Bởi từ “phó” trong từ điển
tiêng Việt chỉ dùng trong 3 trường hợp: - Là để chỉ cấp bậc dưới chức “chánh”
(trưởng) trong cơ quan hành chính xưa cũng như nay. Là “phó”của các cấp ban
ngành các cơ quan nhà nước cũng như các địa phương nơi công sở.
- Đứng trước một danh từ là để
chỉ về nghề nghiêp như : phó mộc (thợ mộc), phó nề (thợ xây), phó may (thợ may
mặc), phó cạo (thợ cắt tóc)…
- Là để giao cho riêng một
công việc “phó thác” phải hoàn thành. Xưa đã có câu về từ “phó” này:
Phó
cho con Nguyễn Thị Đào
Nước
trong leo lẻo cắm sào đợi ai.
Chữ
rằng “xuân bất tái lai”
Cho
về kiếm tý kẻo mai nữa già.
Lời phê đơn xin đi “bước nữa” cua một thiếu phụ, tương truyền là của vị
“huyện quan bà” nào đó.
Nghĩa của từ “Đáy” là để chỉ phần dưới cùng của một vật thể.
Tỷ như “đáy bát”, “đáy nồi”, “đáy chậu”, “đáy chum”, “đáy sông”, “đáy bể” (đáy bể mò kim). Đã là “đáy” rồi thì là
gi có dưới nữa để mà có”phó”. Vậy “phó đáy” là sự ngô nghê về dùng từ tiếng Việt,
sao lại dùng làm danh từ để đề danh một con sông ở miền quê Vĩnh Phúc văn hiến
có gần 100 TS Nho học nổi tiếng một thời.
2.
Viết sách “Vĩnh Phúc thông sử”.
Lấy tên sách là LỊCH SỬ TỈNH VĨNH PHÚC.
Vĩnh Phúc tọa lạc ở đỉnh của đồng
bằng Bắc Bộ, xưa mệnh danh là đất Phong Châu “Bà Trưng quê ở châu Phong”. Là thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng với
nền văn minh lúa nước của người Việt cổ. Như vậy bề dầy lịch sử là vô cùng ở
trong bộ chủ Văn Lang, thời quốc gia Văn Lang các vua Hùng. Trải nhiều nghìn
năm phát triển, Vĩnh Phúc đã là miền đất của 3 kinh đô Việt cổ.
Kinh đô Văn Lang ở thôn Việt
Trì xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc thuộc Sơn Tây của thời dựng nước.
Kinh đô Cổ Loa thời quốc gia
Âu Lạc.
Kinh đô Mê Linh quốc gia Lĩnh Nam thời
Hai Bà Trưng.
Rồi đến thời nước Nam Việt của
Triệu Đà ở thế kỷ thứ 2 TCn, trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhà Tây
Hán có căn cứ Long Động trên núi Thiết Sơn (núi Thét) thuộc xã Quang Yên huyện
Sông Lô cò nhiều dấu tích về Long Động, mặt trận chống Lộ Bác Đức ở phương nam.
Đến thời quốc gia Đai Việt,
thì Vĩnh Phúc là miền đất phía tây bắc tiếp liền kinh thành Thăng Long, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của nền văn hiến Thăng Long. Trong các cuộc kháng chiến chống
quân Lương ở thế kỷ thứ 6, quân Nguyên Mông 3 lần ở thế kỷ 13, chống giặc Minh
thế kỷ 15….trên lãnh địa của Vĩnh Phúc còn nhiều địa danh ghi dấu những chiến
công lẫy lừng.
Gần đây thôi, trong thời kì chống
thực dân Pháp xâm lăng, Vĩnh Phúc có núi Sáng Sơn là căn cứ của nghĩa quân Đề
Thám ở đầu thế kỉ 20….Trong kháng chiến 9 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động
Việt Nam và chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa, Vĩnh Phúc đã diễn ra các
trận đánh với chiến thắng lẫy lừng như trận Khoan Bộ thu đông năm 1947, trận
Xuân Trạch, mặt trận trung du trong chiến dịch Trần Hưng Đạo…rồi với các thành
tích “diệt tề.trừ gian” ở vùng đồng bằng bị tạm chiếm…Quân và dân Vĩnh Phúc đã
đóng góp rất nhiều về sức người, về của cải. Nhìn vào danh sách các anh hùng liệt
sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng của Vnh Phúc ghi trên bia hoặc chưa có dịp để đề
danh, cũng chứng tỏ sự đông góp với quốc gia là lớn lao biết giường nào!
Rồi còn trong lao động sản xuất,
Vĩnh Phúc là xuất phất điểm của cây ngô đông, quê hương của “khoán hộ”, tiền đề
mở ra quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, của công cuộc đổi mởi đường lối
quản lý nông thôn.
Bởi vậy, tiến hành công cuộc
sưu tầm và viết sách “thông sử” cho Vĩnh Phúc đang là thời điểm thích hợp, hội
đủ các yếu tố nhân, vật, tài lực.
Trong các năm từ khi Vĩnh Phúc
trở lại với địa bàn cũ, do sự cố gắng không mệt mỏi, đã có nhiều đầu sách viết
về Vĩnh Phúc được xuất bản. Đáng kể nhất là sách “Địa chí Vĩnh Phúc” do TW,
HĐND, UBND tỉnh chủ trì, (công bố và ấn hành NXB KHXH Hà Nội năm 2012), là xứng
tầm với tiềm năng đất nước, con người Vĩnh Phúc. Nay có thêm bộ sách “Vĩnh Phúc
thông sử”, tỉnh ta sẽ trọn vẹn những ấn phẩm giớí thiệu hoàn thiện về “Đất-Người
Vĩnh Phúc” , dùng làm tài liệu để biên soạn các bài giảng về lịch sử địa phương
tỉnh Vĩnh Phúc trong các trường học toàn tỉnh thực hiện lời dạy của Bác Hô:
“Dân ta phải biết Sử ta”.
3.
Hoàn thiện sách “Danh nhân Vĩnh Phúc”.
Năm 1999 sở VH TT TT đã xuất bản
sách “Danh nhân Vĩnh phúc” tập I (Chưa có
tập II), năm 2000 sở GD-ĐT in lại
dùng làm tài liệu tham khảo cho các trường trong tỉnh.
Tuy nhiên, nội dung cuốn sách
mới chỉ đề danh được các vị từ thời Hai Bà Trưng từ năm 40 Cn tới năm 1919,
trên tiêu chí là “Người thật, việc thật”,
là năm kết thúc khoa thi Hội, thi Đình mà Vĩnh Phúc có người đạt học vị TS. Sở
dĩ mới được như thế vì lúc đó mới tách tỉnh, do thời lượng công việc và thời
gian, chúng ta chưa đủ điều kiện để hoàn chỉnh thêm.
Nay thì địa giới toàn tỉnh đã ổn
định, những tư liệu về con người Vĩnh Phúc trong lịch sử đã “xuất lộ” đầy đủ, bởi vậy tôi đề nghị Hội
ta đề đạt với Tỉnh cho hoàn thiện sách DANH NHÂN VĨNH PHÚC đề danh tên tuổi những
người con đất Vĩnh Phúc xứng đáng, sáng danh trong lịch sử dân tộc và trong tỉnh,
bắt đầu từ thời Hùng Vương dựng nước đến năm 1975, là năm hoàn thành công cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Nội dung sách là viết nối vào
sách “Danh nhân Vĩnh Phúc” Tập I phần
trước và phần sau, (xuất bản năm 1999). mà không có tập II. Hoàn thiện làm 1 tập.
Kính chúc các vị đại biểu “khang thái”, chúc Đại hội chúng ta thành
công .
Sơn Đông. Tháng 11
năm 2014.
Hội viên LÊ KIM THUYÊN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét