TƯỚNG CÔNG NGÔ MIỄN
吳
勉 相 公
Lê Kim Thuyên
Gọi ông với danh xưng là “tướng công’’ vì ông thi đỗ học vị cao, rồi lại
làm quan to trong triều đình triều Hồ, với chức “hành khiển’’, ngang như cương
vị tể tướng.
Ông người thôn Mai (Xuân Mai), xã Xuân
Hi, huyện Kim Hoa, xứ Kinh Bắc. Về sau đổi gọi là xã Xuân Phương, tổng Kim Anh,
huyện Kim Anh phủ Đa Phúc tỉnh Bắc Ninh theo sách Đồng Khánh địa dư chí. Nay
thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên. Họ Ngô của Ngô Miễn là một vọng tộc ở
vùng các làng xã xung quanh thị xã Phúc Yên. Truyện trong dòng họ kể rằng: Ông sinh năm Tân hợi đời vua Trần
Nghệ Tông (1371), có tên hiệu là Minh Đức.
Tuy sinh ra trong một gia đình giàu
có, quyền thế, nhưng từ thủa thiếu thời, ông vốn là người có tính cách khoan hoà,
rộng rãi. Lại kiêm tư chất thông minh, thể mạo tuấn tú, nên rất được mọi người trong
vùng nể trọng.
Ở khoa thi Thái học sinh năm Quý dậu,
niên hiệu Quang Thái năm thứ 06 đời vua Trần Thuận Tông (1393), ông thi đậu năm
mới 22 tuổi. Cũng cần lưu ý là, ở khoa thi này sách “Đai Việt sử kí toàn thư”
chép số lấy đỗ là 30 người gồm có các ông Hoàng Quán Chi, Lê Vị Tẩu, Mai Tú Phu
và Đồng Thức…Các sách Đăng khoa lục đời sau cũng để khuyết danh tính 26 danh
sách mà ông Ngô Miễn là một trong số đó. Thông tin này là từ gia phả họ Ngô ở
Phúc Thắng.
Do cuối triều Trần, trong nước có
nhiều biến động, nên ông đã không ra làm quan. Trở về quê, ông mở trường dậy
học, nhân dân các nơi biết ông học tài cao, lại có chí khí và lòng nhân đức đã
đưa con em vào học trường ông rất đông. Vì thế mà uy tín của ông mỗi ngày một
lan rộng khắp các vùng xung quanh.
Đã vậy, ông lại đi chu du nhiều nơi
trong nước. Đi đến đâu ông cũng gặp cảnh đói khổ cùng cực của nhân dân, nên khi
trở về nhà, Ngô Miễn đã bàn bạc với cha mẹ và vợ đem tiền của và ruộng đất của
nhà mình chia cho dân nghèo. Sau lại đem cả số ruộng 72 mẫu mua của bà chúa
làng Khả Do ở xứ đầm Kì chia cho 4 thôn: Mai, Thượng, Triền và Bến. Mỗi thôn có
8 giáp thành 32 giáp, mỗi giáp một phần cày cấy và thả cá.
Nhận thấy dân số ở quê nhà thôn Cựu, dân
số ngày một đông, ruộng đất ít, trong khi đó miền đất phía nam huyện Thiên
Trường Nam Định, đất đai thì mầu mỡ, rộng rãi mà chưa có khai phá, ông mới làm
tờ tâu xin với nhà vua cho phép được khai phá. Trở về quê hương, ông xin cho
được cắt cử một số hộ trong 10 họ ở Xuân Mai là các họ: Họ Ngô, họ Đỗ, họ Trần,
họ Hoàng, họ Nguyễn, họ Phạm, họ Vũ, họ Đinh, họ Đào, họ Tạ đi khai hoang lập nghiệp.
Mới chỉ từ năm 1392 đến 1396, số đất
đai khai khẩn đã là trên 200 mẫu. Cũng là miền giáp biển, thấy mặt trời lên đầu
tiên trong ngày nên ông lấy hai chữ “Nhật Hi” đăt tên cho miền đất mới này để
đối với Xuân Hi là nơi quê cũ.
Khi triều Hồ lên thay triều Trần, ông
mới ra làm quan, tới chức Hành khiển hữu tham tri chính sự, tức là ngang hàm tể
tướng theo quan chế triều Trần.
Tháng 5 năm Đinh Hợi (1407), ngày 11,
cha con Hồ Quý Li bị giặc Minh bắt. Triều Hồ thất bại. Ngày 12, ông Ngô Miễn
cùng với ông Trực trưởng là Kiều Biểu nhảy xưống nước tự vẫn để không sa vào
tay giặc.
Sau khi ông chết, bà vợ ông là Nguyễn
Thị ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế
là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữa? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng
lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ
bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng xin theo nhau!
Nói xong, cũng nhảy xuống nước nước
chết.
Chép đến sự việc này, sử thần Ngô Sĩ
Liên có lời bình rằng: Vợ Ngô Miễn là Nguyễn Thị không những chỉ chết vì nghĩa
mà thôi, câu nói của bà cũng đủ để làm lời khuyên cho đời, cho nên chép ra đây
để nêu gương.
Viết trong sách “ Nam Ông mộng lục”,
con của Hồ Quý Li là Hồ Nguyên Trừng cũng ca tụng tiết nghĩa của vợ chồng Ngô
Miễn như sau:
- Than ôi! chết vì tiết nghĩa là
lí đương nhiên của kẻ sĩ đại phu, thế mà có người con thấy khó. Xưa nay, ít
nghe có vị quan nào được như vậy. Ngô Miễn là đấng trượng phu chăng! Đến như
Nguyễn thị, một người đàn bà mà lâm nguy vẫn nhận ra tiết lớn, biết chồng chết
đáng chỗ không ân hận gì, lại còn coi trọng điều nghĩa, xem nhẹ cái sống, nhìn
chết như về, có thể gọi là bậc hiền phu vậy. Trong số đàn bà ngu dại trên đời,
những kẻ vì bực tức mà nhảy xuống nước chết, nhiều lắm. Đến như vì nghĩa bỏ
mình, thì tất không dễ được ! Hạng người như Nguyễn Thị thật đáng ca ngợi thay.
Lại nói về Ngô Miễn, sau khi ông mất, thương tiếc ông, nhân dân ở hai nơi
quê cũ, quê mới đều lập đền thờ ông. Hàng năm tổ chức lê hội vào ngày 09 tháng
giêng âm lịch.
Đền Ngô tướng công ở làng Thi (Nhật Hi) xã Xuân Thuỷ huyện Xuân Trường Nam
Định, nơi quê mới.
Đền Ngô tướng công ở thôn Xuân Mai xã
Xuân Phương, nơi quê sinh. Di tích xếp hạng cấp Quốc gia năm 1991.
Ở đó còn đôi câu đối:
明德如聲恰與春芳留萬古
至成可格長邀天福萃斯民
Minh
Đức như thanh, kháp dữ Xuân Phương lưu vạn cổ
Chí
thành khả cách, trường yêu Thiên Phúc tuỵ tư dân.
Nghĩa là:
Minh
Đức còn vang, cùng với Xuân Phương lưu vạn thuở
Lễ hội đền Ngô Miễn năm 2014.
Chữ “ngàn phúc” là nghĩa cử chữ “Thiên Phúc” là địa danh mới ở đất Thiên Trường.
Chữ “ngàn phúc” là nghĩa cử chữ “Thiên Phúc” là địa danh mới ở đất Thiên Trường.
Câu 02.
功則祀之今亦古
德其盛矣址而南
Công tắc tự chi kim diệc cổ
Đức kì thịnh hĩ chỉ nam thiên.
Công
với cúng thờ xưa nay vậy
Đức
hiền lắm lắm đất phương Nam .
Câu đối viết về
công lao của ông được thờ cúng do khai khẩn ruộng đất ở phương nam, vùng Thiên
Trường.
Câu 03.
千秋英氣洋如在
萬古芳名儼拓思
Thiên thu anh khí dương như tại
Vạn cổ phương danh nghiễm thác tư.
Nghìn
năm khí tốt như bể cả
Vạn
thuở danh thơm gửi lại sau.
Đều là để tôn
vinh và nhớ ơn tướng công Ngô Miễn.
Năm 1999, sở Văn Hóa Thông Tin
&Thể Thao tỉnh Vĩnh Phúc xuất bản cuốn sách DANH NHÂN VĨNH PHÚC, nhưng do
thời kì ấy những thông tin về Ngô Miễn chưa được kiểm chứng đầy đủ, nên tên ông
chưa có đề danh trong sách. Nay chép nối vào cho đầy đủ về vị “Danh thần”
(Người bề tôi có tiếng) của tỉnh.
Tháng
3 năm 2014.
Bài viết khá đầy đủ.Có tài liệu ghi ông Ngô Miễn làm quan dưới triều Trần nên mới có thuận lợi nhiều để di dân của 10 dòng họ từ các làng của Phúc THắng ngày nay xuống vùng đất ven biển thuộc Thiên trường lập nên những ba làng là Xuân Hy,Xuân BẢNG,Xuân Dương ngày nay .
Trả lờiXóaBài viết khá đầy đủ.Có tài liệu ghi ông Ngô Miễn làm quan dưới triều Trần nên mới có thuận lợi nhiều để di dân của 10 dòng họ từ các làng của Phúc THắng ngày nay xuống vùng đất ven biển thuộc Thiên trường lập nên những ba làng là Xuân Hy,Xuân BẢNG,Xuân Dương ngày nay .
Trả lờiXóa