VỀ
NGÔI ĐÊN TRIỀN
Phường
Ngô Quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
LÊ
KIM THUYÊN
Thuộc về khu chợ cũ của tỉnh Vĩnh Yên đời xưa có một ngôi đền, gọi là đền
Triền. Chữ “TRIỀN’’廛, từ
Hán Việt có nghĩa là “chợ’’. Chữ chợ dùng để chỉ nơi công cộng đông người đến
mua bán giao thương hàng hóa vào những ngày nhất định, buổi nhất định. Do vậy
có thể gọi là đó đền “Chợ”, phố “Chợ”. Chợ Triền thành phố Vĩnh Yên nguyên xưa
có tên là chợ “Cát” huyện Tam Dương ghi trong sách “Đại Nam nhất thống chí”,
mục tỉnh Sơn Tây: “Chợ Cát ở huyện Tam Dương” (Bản dịch tập 4, trang 219. NXB KHXH Hà
Nội năm 1971). Nơi có thành phủ Đoan Hùng đóng ở xã Tích Sơn, mãi
đến năm Gia Long thứ 07 (1808) mới dời đến địa phận xã Quả Cảm huyên Tây Quan
nay thuộc huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Xã Tích Sơn từ năm ấy trở lại là lị sở
của huyện Tam Dương cho mãi tới năm thành lập tỉnh Vĩnh Yên , năm 1899. Theo
gia phả họ Dương, về gốc tích, ngôi “chợ Cát” có nguyên từ trước đờì ông Trạng
nguyên Dương Phúc Tư (1505-1563) đời vua Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) có con
trai là Dương Cương Thiện ở thôn Đông xã Vĩnh Mỗ huyện Yên Lạc lên làm nhà ở xã
Tích Sơn vừa làm nghề dạy học vừa mở một chỗ buôn bán, tục truyền vẫn gọi là
“Cựu Cát thị”, tên nôm gọi là chợ Cát cũ, là ngôi chợ mà sách “Đại
nam nhất thống chí” đã ghi chép. Ở Vĩnh Yên ngày nay vẫn còn có câu tục
ngữ “Họ
Dương lập làng, họ Hoàng đào giếng” để ghi nhận về việc này. Chợ Triền
là tên sau của tên chợ Cát cũ, do vậy vốn có lịch sử gần 500 năm nay. Đến đời
vua Gia Long năm thứ 7 (1808), khi xã Tích Sơn được chọn làm lị sở của huyện
Tam Dương phủ Đoan Hùng tỉnh Sơn Tây, các cơ quan huyện đóng ở đồi Yên Sơn (nay
đặt cơ quan Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc) thì thôn Triền đã thuộc về khu trung
tâm thương mại của toàn huyện. Đến khi lập tỉnh Vĩnh Yên thì tên chợ là “chợ
Vĩnh Yên”, đại diên cho hàng tỉnh nên thường gọi là “chợ Tỉnh”.
Tuy
nhiên, tên “Triền”, nơi đặt chợ thì vẫn không mất. Đó chính là xóm Triền (xóm chợ), nay đổi gọi là phố “Chiền”
thuộc phường Ngô Quyền thành phố Vĩnh Yên.
Đến giữa thế kỷ 19, vào đời vua Tự
Đức, danh sĩ nước ta thời ấy là Cao Bá Quát (1809 – 1854), trong một lần đến
thăm vùng đất huyện Tam Dương, ông đã đề bài thơ ở chùa Tích Sơn, toạ lạc ở nền
cũ là khu đất toà sứ Vĩnh Yên năm thành lập tỉnh 1899.
Bài thơ được mở đầu với bốn câu như
sau :
島嶺西城片片龍
天然秀出小孤峰
潭開江世還三面
山抱村居鬱幾重….
Đảo lĩnh tây
thành phiến phiến long
Thiên nhiên tú xuất tiểu cô phong
Đàm khai giang thế hoàn tam diện
Sơn Bão thôn cư uất kỉ trùng…
(Cao Chu Thần thi tập A.299 viện
Hán Nôm Hà Nội.)
Đại ý như sau:
Ở về phía tây của ngọn núi Tam
Đảo,lớp lớp nổi lên con rồng .
Ngọn
lẻ loi Tích Sơn là nơi giời đất ban cho cảnh đẹp.
Đầm
mở ra ba bên, sông vòng lại.
Núi
ôm vào một khu dân cư đông đúc…
Vậy
là nhận biết điạ mạch phong thuỷ của con rồng ấy xuất phát từ núi Tam Đảo khu
Chân Suối xã Hồ Sơn huyện Tam Đảo chuyển mình theo con đường 2B, qua xã Hợp
Châu , vai rồng nổi lên ở đồi Yên Lập (Dốc Láp ),cổ rồng nay là đường
Kim Ngọc thuộc thôn Triền, đầu rồng là đồi Yên Sơn ( xã Vĩnh Yên đời xưa )
nơi toạ lạc cơ quan Tỉnh Uỷ tỉnh Vĩnh Phúc. Dấu tích còn lại là giếng “ mắt
rống” ở khu vực gần nhà Bảo Tàng Vĩnh Phúc. Khu dân cư đông đúc ấy nay có thôn
“TRIÊN”, thuộc phường Ngô Quyền thành phố Vĩnh Yên bây giờ.
Như vậy khu Triền là thuộc về một miền
đất thiêng liêng của Vĩnh Yên.
Theo tín ngưỡng nguyên thuỷ người
Việt, ở đâu có người là ở đó có sự thờ tự, cho dù thần điện nơi đó có kiến trúc
hoặc chưa có kiến trúc.Thờ tự để dân chúng cầu mong sự tốt lành, con người mạnh
khoẻ, mùa màng bội thu, của cải dư thừa, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Dân giầu thì
nước mạnh, cơ sở để tồn tại một “quốc thái dân an”. Thờ tự là một nhu cầu văn
hoá tín ngưỡng tâm linh cùng tồn tại với đời sống vật chất xã hội.
Ngôi đền Triền được lập nên, tuy chưa
xác định được niên đại khởi dựng, song về ý nghĩa xã hội không ngoài mục đích
đó. Vị “thần” được thờ tất nhiên là vị giữ trách nhiệm cương vị là thần bảo hộ
cho nhân dân khu Triền trong tín ngưỡng thiêng liêng và trong ước vọng yên lành
về đời sống xã hội.
Theo quan niệm Việt cổ đó là vị “ Thần
Đất”, nhân dân thường gọi là thần “Bản Thổ”.
Trong đền ngày nay đang còn bức hoành phi 4
chữ:
敬 哉 有 土
KÍNH TAI HỮU
THỔ
Có nghĩa là:
Kính
vậy thay ! Là Thần Đất ( có công phù trợ).
Bức hoành phi được lập vào đời vua Bảo
Đại năm Bính tí,dương lịch là năm 1936.
Thần Đất – Đó là vị thần trông nom,
cai quản mặt đất một khu vực. Ở Việt Nam thần thường hiện hình là một ông già
to béo, hiểu biết hết mọi công việc dưới trần gian.Hàng năm, cứ đến 07 ngày
cuối (Từ 23 đến 30 tháng chạp) thần lại lên Thiên Đình để chầu Trời. Trong
những ngày đó,mặt đất ngừng hoạt động, đến 30 tháng chạp thần mới trở về, lúc đó mặt đất như bừng tỉnh, mọi
hoạt động mới trở lại. Trong khoảng thời gian đó không ai dám động vào“Đất”của
thần. Phải đợi đến ngày 02 đầu năm, sau khi làm lễ “động Thổ”,người ta mới lại
dám đào xới hoặc cày bừa, nghĩa là mới dám động vào Đất của thần.
(Ngày
nay do chịu pha trộn với thần thoại Trung Hoa nên thần còn có danh hiệu là Ông
Địa, nhất ở khu vực Nam
Bộ).
Theo dòng tín ngưỡng nước Việt ta, mỗi
nơi (vùng hoặc tiểu vùng) đều có 01 Thần Đất (Ông Địa) trông nom trật tự và dân
chúng vùng ấy. Ở
khu Triền cũng
có một vị Thần Đất như vậy gäi lµ, “thÇn
b¶n thæ”, thê ë miÕu.
Trên
thần đất còn có thần Thành Hoàng, đó là vị thần làm chúa tể một phương.cai quản
một khu vực rộng lớn hơn che chở cho dân chúng.Do vậy Ngọc Hoàng thường hay
tuyển chọn Thần Đất cho làm chức vụ Thành Hoàng một cách luân chuyển, nên gọi
là 當
境 城 隍 Đương
cảnh Thành Hoàng thờ ở miếu, khi có đình là thờ ở đình.
Thần
Thành Hoàng khu đất Triền được xác lập là như vậy. Nên thần có chức danh gọi
là: 當
境 城 隍本土大王 Đương cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
Trong đền còn có đôi câu đối chữ Hán, được phiên âm như
sau:
名山大脈多鍾秀
樂土人來喜受廛
Danh
sơn đại mạch đa chung tú
Lạc thổ lai nhân hỉ thụ
TRIỀN.
Nghĩa là:
Núi
thiêng, mạch lớn, nhiều linh khí
Đất đẹp,người vui, dân TRIỀN vui
hưởng.
Đó là sự ca tụng hồn thiêng sông núi
của khu đất Triền,cùng cảnh quan đời sống nơi đây.
Tác giả của đôi câu đối này là vị quan
chức làm việc ở cơ quan Bố chánh sứ tỉnh Vĩnh Yên, có học vị cử nhân Nho học,
người xã Vân Phú, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, thi đỗ khoa Nhâm tí đời vua Duy
Tân triều Nguyễn (năm 1912), tên là Nguyễn Trần Mô, tên hiệu là Văn Sơn Nam Cao.
Ngày
nay, đền còn tên chữ gọi là 玉 寶
靈 祠 NGỌC BẢO
LINH TỪ nghĩa là đền thiêng Ngọc Bảo, có cấu trúc hình chữ “Đinh” (còn gọi là hình chuôi vồ), gồm hai
phần: Nhà hậu cung và nhà tiền tế.
Trong hậu cung bài trí theo phương
thức thờ “bách thần”, gồm một cỗ long ngai, bài vị cổ. Còn hai chiếc hòm có lẽ
là hòm đựng sắc phong và các văn bản giấy của đền đều sơn son.
Một bức hoành phi, một đôi câu đối như
đã dẫn .
Một trong hai gian cạnh nhà tiền tế
còn hai bia đá nhỏ là “bia hậu”. Một chiếc có hàng chữ:
- Nguyễn văn Tiết,
tên chữ là Phúc Tiết. Giỗ chính ngày 16 tháng 3.
-
Hậu nhất là Nguyễn thị Kính hiệu là Diệu Lạc. Giỗ chính ngày 16 tháng 10.
Đó là bia đề danh những người có công
với ngôi đền từ xa xưa.
Gian
giữa nhà tiền tế, bài tri ban thờ Thánh Mẫu ,gồm:
- Tượng Mẫu Thượng Thiên, y phục sắc
đỏ, toạ ở giữa.
- Tượng Mẫu Thượng Ngàn, y phục sắc
xanh, toạ bên trái.
- Tượng Mẫu Đệ tam Thoải phủ, y phục
sắc trắng, toạ bên phải.
Các Mẫu đều thuộc hệ Tứ phủ đang được thờ tự
thịnh hành ở miền Bắc nước ta hiện nay, cũng đang rất rầm rộ ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên pho tượng Thánh Mẫu tọa ở
giữa có y phục sắc đỏ lại là thần tượng của thánh mẫu Liễu Hạnh. Là một trong
thần tượng “Tứ bất tử” của Việt Nam.
Chếch
phía trước tượng Thán Mẫu Liễu Hạnh, có hai pho tượng nữ nhỏ hơn, Đó là tượng
các bà Quỳnh Hoa, Quế Hoa, 2 vị Tiên Cô theo hầu thánh Mẫu.
Sở
dĩ bài trí thờ tự như vậy vì Vĩnh Yên lúc đó có nhiều người dân ở tỉnh Hà Nam
lên cư trú làm ăn. Điển hình là ông Nguyễn Trần Mô làm quan trong phủ đường (người viết hoành phi và câu đối thờ ở đền)
tỉnh Vĩnh Yên.
Ông
và số dân người Hà Nam khi ở quê hương có thờ bà Liễu Hạnh, vì địa bàn các tỉnh
Nam Định, Hà Nam là nơi trung tâm hình thành và thờ tự Mẫu Liễu Hạnh. Sự thờ tự
Mẫu Liễu với những người dân Hà Nam ở đây là để không thiếu vắng hình bóng quê
nhà, ít nhất là về mặt tâm linh. Và sự thờ tự ấy được nhân dân địa phương chấp
thuận, tin theo, nên đã tồn tại trong nhiều chục năm nay.
Cho
nên trường hợp ba pho tượng Mẫu trông đền, cùng giống nhau ở gương mặt, vóc
dáng, tư thế ngồi, và chỉ khác nhau về trang phục, thì pho tượng ở giữa chính
là tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Ngôi đền Triền do vậy trở thành nơi
cộng cảm tâm linh của hai tín ngưỡng cổ truyền của người Việt là Tín ngưỡng thờ
Thần Thành hoàng và tín ngưỡng thờ Mẫu, đều là các tín ngưỡng dân gian Việt cổ.
Về sự tích của Thánh Mẫu Liêu Hạnh đã
được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) viết thành truyện “Vân Cát thần nữ” chép
trong sách “Truyền kì tân phả”, còn có tên là “Tục truyền kì”.
Hàng
năm vào ngày 25 tháng 2 nhân dân khu Triền vẫn thực hiện các
nghi thức tế
Thần và rước kiệu Mẫu theo truyền thống địa phương vốn có.
Ngôi đền đã được xếp hạng Di tích Lịch
sử - Văn hóa cấp tỉnh thành phố năm 2012.
Ngày
05 tháng 4 năm 2013.
L K T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét